Tổng Hợp Các Loại Giấy In Thông Dụng Nhất Hiện Nay

Để tạo ra những ấn phẩm có chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao, phù hợp với mục đích sử dụng thì khâu lựa chọn chất liệu giấy có vai trò rất quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng In Nhanh VinPro tìm hiểu chi tiết về các loại giấy in được dùng phổ biến nhất hiện nay để chọn được loại giấy phù hợp khi cần in ấn sản phẩm.

Các loại giấy in bao bì

Tổng hợp các loại giấy được dùng phổ biến nhất để in hộp giấy, túi giấy.

Giấy Couche

Giấy Couche hay còn gọi là giấy C, đây là một loại giấy cao cấp nổi bật với cả hai mặt đều được tráng cao lanh láng bóng, trắng sáng và có độ tương phản cao. Giấy được sản xuất với nhiều định lượng nên có thể dùng để in túi giấy lẫn hộp giấy. Bao bì làm từ giấy Couche có tính thẩm mỹ cao, chất lượng tốt nên rất phù hợp để làm in hộp quà, hộp đựng mỹ phẩm, túi giấy thời trang, túi đựng quà,…

Định lượng của giấy Couche rất đa dạng, các định lượng được dùng phổ biến nhất để in ấn bao bì gồm: Giấy C100gsm, C150gsm, C200gsm, C250gsm, C300gsm.

Kích thước giấy C gồm các khổ như: Khổ A0 841 x 1189mm, khổ A1 594 x 841mm, khổ A2 420 x 594mm, khổ A3 297 x 420mm, khổ A4 210 x 297mm,…

Giấy Couche
Giấy Couche

Phân loại giấy Couche

Có 2 loại giấy Couche được dùng phổ biến:

  • Giấy couche Gloss: Là loại có mặt giấy láng, độ bóng cao, thường dùng để in các ấn phẩm quảng cáo, bao bì giấy, in tờ rơi, in catalogue,…
  • Giấy Couche Matt: Loại giấy này có bề mặt hơi mờ, khi nhìn vào không bị chói, mỏi mắt nên thường được dùng để in sách báo, tạp chí.

Ưu điểm

  • Chất giấy Couche láng mịn, độ trắng sáng cao cho phép thông tin, hình ảnh in lên bao bì hiển thị sắc nét, đẹp mắt.
  • Logo, tên thương hiệu hay họa tiết trang trí in lên mặt giấy Couche được làm nổi bật, ấn tượng.
  • Giấy có thể in ấn trên nhiều loại máy in gồm: in offset, in kỹ thuật số, in flexo,…

Nhược điểm

  • Giấy Couche là giấy thuộc phân khúc cao cấp, có giá thành cao.

Giấy Ivory

Giấy Ivory là loại giấy có hai mặt khác nhau. Một mặt được xử lý, tráng phủ bóng và trắng sáng giống giấy Couche. Mặt còn lại không phủ bóng nhưng có độ mịn cao, màu giấy hơi ngà. Giấy nổi bật với tính đanh, cứng cáp, được sản xuất với định lượng giấy từ 190gsm – 400gsm. Các định lượng dùng phổ biến nhất là: 250gsm, 300gsm, 400gsm,…

Giấy Ivory
Giấy Ivory

Phân loại giấy Ivory

  • Giấy Ivory FBB: Loại này có một mặt láng bóng, mặt con lại không phủ bóng nhưng độ mịn khá cao, màu giấy trắng ngà. Giấy Ivory FBB thường được dùng để in hộp mỹ phẩm, in hộp thuốc, in hộp khẩu trang, hộp găng tay y tế,…
  • Giấy Ivory Kraft: Một mặt là giấy phủ bóng, mặt còn lại có màu nâu xám gần, hơi sần sùi tương tự với giấy Kraft. Loại giấy Ivory này thường được dùng để in các loại bao bì hộp giấy như: Hộp đựng xà phòng, hộp sữa tắm, hộp kem đánh răng, hộp dầu gội đầu,…

Ưu điểm

  • Giấy Ivory có độ cứng cao, bền chắc nên rất được ưa chuộng khi in hộp giấy, túi giấy.
  • Nhờ độ cứng cao, giấy có thể chịu được lực va chạm, giảm thiểu hư hỏng.
  • Giấy Ivory phù hợp với nhiều công nghệ in ấn.

Nhược điểm

  • Tương tự giấy Couche, giá thành của giấy Ivory cao hơn hầu hết loại giấy khác, không phù hợp với đại đa số người dùng.
  • Độ trắng của giấy Ivory là màu trắng hơi ngà, không trắng sáng nổi bật như giấy Couche.

Giấy Kraft

Giấy Kraft hay giấy xi măng, là chất liệu được sản xuất từ bột giấy nguyên sinh làm từ các loại cây gỗ thân mềm. Màu sắc tự nhiên của giấy là màu vàng nâu độc đáo, lạ mắt. So với các loại giấy thông dụng khác, giấy Kraft có độ bền vượt trội, dai chắc. Định lượng giấy đa dạng từ 80gsm – 400gsm, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng.

Giấy Kraft được sử dụng chủ yếu để in các loại túi giấy như: Túi giấy thời trang, túi đựng thực phẩm, túi đựng mỹ phẩm.

Giấy Kraft
Giấy Kraft

Ưu điểm của giấy Kraft

  • Ngoài in túi, giấy Kraft hoàn toàn có thể dùng để in nhiều ấn phẩm khác như: In hộp giấy kraft, in bao thư, in giấy gói bánh, in tem nhãn dán, bìa hồ sơ,…
  • Giá thành của giấy Kraft rẻ, khách hàng sẽ tiết kiệm chi phí khi in ấn.
  • Chất liệu giấy thân thiện với môi trường, là loại giấy có thể tái chế.
  • Giấy thấm hút tốt, phù hợp để in túi đựng đồ chiên, thức ăn nhanh.

Nhược điểm

  • Do thấm hút tốt nên giấy Kraft dễ rách nát, biến dạng khi tiếp xúc với nước.

Giấy Bristol

Giấy Bristol hay giấy bìa, đây là chất liệu giấy được tạo ra bằng cách xếp chồng nhiều lớp giấy mỏng lên nhau và ép với lực mạnh. Với cấu tạo này, giấy Bristol có độ dày cao và trọng lượng tương đối nặng. Hai mặt của giấy Bristol chỉ được xử lý với độ mịn cao, không tráng phủ. Giấy có khả năng bắt mực tốt, thông tin in lên giấy hiển thị rõ ràng, bắt mắt.

Định lượng của giấy Bristol từ 60gsm – 400gsm, trong đó được dùng phổ biến nhất là từ 280gsm – 300gsm.

Chất liệu giấy Bristol được sử dụng chủ yếu để in hộp giấy, một vài loại túi cao cấp, in thiệp mời, thiệp cưới hay thiệp cảm ơn,…

Giấy Bristol
Giấy Bristol

Ưu điểm của giấy Bristol

  • Ưu điểm nổi bật của chất liệu Bristol là dày dặn, cứng cáp. Bao bì làm từ giấy Bristol có khả năng bảo vệ sản phẩm tốt.
  • Bề mặt giấy có độ mịn cao nên hình ảnh, chi tiết và màu sắc in lên giấy được làm nổi bật.
  • Giấy Bristol có thể dùng để in ấn trên nhiều thiết bị in khác nhau.

Nhược điểm

  • Giấy Bristol có giá thành cao, không phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng.
  • Trọng lượng của giấy khá nặng nên khách hàng cũng cần lưu khi sử dụng.
  • Giấy dễ bị hư hỏng, biến dạng khi tiếp xúc với nước hoặc môi trường độ ẩm cao.

Giấy Ford

Bề mặt của giấy Ford cũng tương tự giấy Bristol, không được phủ bóng. Bù lại cả hai mặt giấy đều được xử lý và có độ mịn cao, màu trắng vừa phải, không làm chói mắt, mỏi mắt khi nhìn lâu. Giấy Ford là chất liệu được ưa chuộng để in sách, vở viết, in tài liệu. Trong quá trình sản xuất giấy Ford, lượng lignin có trong nguyên liệu gỗ đã được loại bỏ hoàn toàn. Sách báo bảo quản lâu không có hiện tượng bị ố vàng.

Giấy Ford được sản xuất với định lượng từ 80gsm – 300gsm. Các định lượng được dùng phổ biến nhất gồm: 60gsm, 80gsm, 100gsm, 120gsm, 140gsm và 300gsm,…

Phân loại giấy Ford

  • Giấy Ford trắng: Loại giấy này có độ trắng tối đa là 68%, ứng dụng chủ yếu là in các loại giấy tiêu đề, biểu mẫu, in bao thư, photo tài liệu,… dùng trong văn phòng.
  • Giấy Ford vàng: Là loại thường dùng để in báo, in sách vở, in tài liệu nghiên cứu. Loại giấy này có độ trắng chỉ khoảng 60% nên không gây mỏi mắt khi nhìn lâu.
  • Giấy Ford màu: Loại giấy này thường được dùng để làm thiệp, in bìa tài liệu, làm trang phân chia và làm đồ thủ công,…

Ưu điểm

  • Màu sắc của giấy Ford đa dạng, cho khách hàng nhiều sự lựa chọn.
  • Giấy có tính ứng dụng cao, sử dụng được vào nhiều mục đích khác nhau.
  • Chất liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.
  • Giá thành rẻ hơn nhiều các loại giấy khác.

Nhược điểm của giấy Ford

  • Chất giấy mềm, mực in lên dễ bị lem, nhòe.
  • Màu sắc, hình ảnh và thông tin in lên giấy không được quá nổi bật.

Giấy Duplex

Chất liệu giấy Duplex gần giống với giấy Ivory, một mặt được tráng phủ bóng mịn, mặt còn lại hơi sần sùi, màu xám nhạt. Giấy Duplex là một loại giấy cứng, được sản xuất với định lượng cao từ 180gsm – 500gsm.

Giấy Duplex
Giấy Duplex

Phân loại giấy Duplex

  • Giấy Duplex 1 mặt: Là loại giấy thường thấy với 1 mặt được phủ bóng, còn một mặt sần sùi, tối màu. Giấy Duplex 1 lớp có tính ứng dụng cao, có thể dùng để in hộp giấy, túi giấy.
  • Giấy Duplex 2 mặt: Là loại giấy có cả 2 mặt đều được tráng phủ láng mịn, bắt mắt. So với giấy Duplex 1 mặt thì giấy Duplex 2 mặt không được sử dụng nhiều, khá hiếm thấy.

Ưu điểm

  • Giấy Duplex có độ cứng cao, khi dùng để in bao bì giấy cho khả năng bảo vệ sản phẩm tốt.
  • Mặt giấy láng bóng, trắng sáng, độ tương phản cao, cho khả năng lên màu ấn tượng.

Nhược điểm

  • Giấy có định lượng cao, chất giấy cứng nên khâu gia công, in ấn có thể gặp khó khăn.
  • Sự khác biệt về màu sắc của hai mặt giấy có thể làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ tổng thể của ấn phẩm khi in xong.

Giấy mỹ thuật

Giấy mỹ thuật – giấy art paper là chất liệu giấy cao cấp có giá thành cao. Loại giấy này thường được dùng để in ấn các sản phẩm cao cấp như: hộp giấy đựng trang sức, hộp quà, hộp mỹ phẩm, hộp nước hoa,… Ngoài in hộp, giấy mỹ thuật còn được dùng để in thiệp cưới, in thiệp mời, in thiệp chúc mừng, in name card, in card cảm ơn,…

Định lượng của giấy mỹ thuật chỉ từ 120gsm – 180gsm, tuy định lượng khá thấp nhưng giấy có độ cứng và độ bền cao hơn nhiều so với các loại giấy khác cùng định lượng.

Giấy mỹ thuật khá đa dạng về chủng loại, một vài loại phổ biến, thường dùng trong in ấn như: Giấy safari, giấy stardream, giấy linen, giấy Koehler,

Ưu điểm của giấy mỹ thuật

  • Giấy mỹ thuật có tính thẩm mỹ cao, ấn phẩm in ra sang trọng, thu hút.
  • Độ bền cao, mực in lên giấy mỹ thuật ít xảy ra hiện tượng bị phai màu.

Nhược điểm

  • Nhược điểm duy nhất của giấy mỹ thuật là giá thành cao.

Giấy carton sóng

Giấy carton sóng là chất liệu được tạo thành các lớp giấy phẳng, sóng giấy xếp chồng lên nhau. Ứng dụng chủ yếu của chất liệu carton là dùng để in hộp và in thùng.

Giấy carton sóng
Giấy carton sóng

Phân loại giấy carton sóng

  • Giấy carton 3 lớp: Thường dùng để in các loại hộp kích thước nhỏ như hộp quần áo, hộp ship COD, hộp giấy đựng giày,…
  • Giấy carton 5 lớp: Phù hợp để làm hộp đựng các mặt hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng như: Hộp đựng ly sứ, hộp đựng sầu riêng, hộp đựng linh kiện điện tử, hộp đựng case máy tính,…
  • Giấy carton 7 lớp: Chủ yếu dùng để làm in thùng carton đóng hàng vận chuyển đường xa hoặc hàng hóa  xuất nhập khẩu.

Ngoài 3 loại phổ biến nhất kể trên, giấy carton còn có các loại 9 lớp, 12 lớp,… tuy nhiên những loại này rất ít được sử dụng.

Ưu điểm của giấy carton sóng

  • Giấy có khả năng chống va đập tốt, bảo vệ sản phẩm an toàn.
  • Giá thành không quá cao, dễ tiếp cận.
  • Có nhiều loại với độ dày khác nhau cho khách hàng lựa chọn.

Nhược điểm của giấy carton sóng

  • Giấy dễ bị thấm nước, dễ hư hỏng khi để lâu trong môi trường độ ẩm cao.

Giấy carton lạnh

Giấy carton lạnh là chất liệu được làm ra bằng cách nén bột giấy ở mật độ cao để cho ra thành phẩm là các tấm giấy dày, cứng. Chất liệu này có tính ứng dụng khá cao, thường dùng để làm bìa sách, in bìa lịch, làm hộp giấy cứng cao cấp, in hộp quà, hộp mỹ phẩm,…

Ưu điểm của giấy carton lạnh

  • Giấy có độ cứng cao, chịu lực tốt.
  • Chất liệu carton lạnh có tính ứng dụng cao.
  • Chất giấy dễ phân hủy, rất thân thiện với môi trường.

Nhược điểm

  • Chất giấy sần sùi, tối màu
  • Cần kết hợp với các chất liệu khác để làm ra các loại hộp cao cấp, sang trọng.

Giấy decal

Giấy decal là chất liệu có một mặt được phủ keo dán, loại giấy này thường được dùng để in ấn tem nhãn cho sản phẩm, in sticker dán bởi sự tiện lợi khi sử dụng.

Giấy decal
Giấy decal

Đặc điểm

Có lớp keo dán được bảo vệ bằng đế giấy phủ PE chống dính. Sau khi in ấn, cắt bế tem nhãn xong, chỉ cần gỡ nhẹ lớp giấy đế bảo vệ bên dưới ra rồi dán lên bề mặt sản phẩm rất dễ dàng.

Có 3 loại giấy decal thông dụng nhất gồm:

  • Giấy decal đế xanh: Bề mặt của giấy được phủ PE chống thấm, tạo độ láng bóng bắt mắt và giúp thông tin in lên hiển thị rõ nét.
  • Giấy decal đế vàng: Tương tự giấy decal đế xanh, chỉ khác màu sắc.
  • Giấy decal da bò: Mặt decal được làm từ giấy Kraft, không được tráng phủ. Loại decal giấy kraft này mang đến cảm giác gần gũi, mộc mạc tự nhiên, đặc biệt phù hợp để in tem nhãn các sản phẩm handmade, các mặt hàng hướng đến sự bền vững, thân thiện với môi trường như: tem nhãn mỹ phẩm, tem dán hộp bánh,…

Giấy decal có các định lượng phổ biến nhất là 115gsm, 135gsm, 150gsm,…

Kích thước: Giấy decal được sản xuất với nhiều kích thước từ khổ A1, A2, A3, A4, A5. Phổ biến nhất là khổ A4 210 x 297mm.

Giấy cacbon (carbonless)

Giấy cacbon (carbonless) là loại giấy được làm từ bột giấy nguyên chất, trên mặt giấy được phủ một lớp chất hóa học để khi viết ở trang trên, nội dung được sao chép xuống trang dưới với độ chính xác tuyệt đối. Chất liệu carbonless được dùng phổ biến nhất vào mục đích in hóa đơn, in phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,…

Giấy cacbon (carbonless)
Giấy cacbon (carbonless)

Đặc điểm

Giấy cacbon được sản xuất với nhiều màu sắc gồm xanh dương, vàng, hồng,… Khi in hóa đơn hay phiếu xuất nhập kho từ 2 liên trở lên, mỗi liên dùng một màu khác nhau. Giấy có bề mặt láng mịn, bắt mực tốt và có khả năng chịu nhiệt cao.

Định lượng của giấy carbonless khá thấp, thường thấy nhất có các loại như: 50gsm, 51gsm, 53gsm hoặc 55gsm.

Kích thước của giấy được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Một số kích thước giấy cacbon có sẵn như: Khổ A5 206 x 148mm, khổ A4 297 x 206mm,…

Xưởng In Nhanh VinPro vừa chia sẻ đến bạn các loại giấy in được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực in ấn hiện nay, ngoài những chất liệu giấy kể trên thì vẫn còn một số loại giấy in khác nhưng ít được sử dụng như giấy chipboard, giấy can…. Qua những thông tin chúng tôi chia sẻ, hy vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích về các chất liệu giấy để chọn được chất liệu phù hợp nhất với nhu cầu, mục đích sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Giấy Chipboard: Cấu Tạo, Phân Loại Và Ứng Dụng Trong Ngành In Ấn

Giấy chipboard là chất liệu bìa cứng sản xuất từ giấy tái chế và được

Giấy Ivory Là Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Trong Ngành In

Giấy Ivory là một chất liệu phổ biến trong ngành in ấn. Các sản phẩm

In Ống Đồng Là Gì? Đặc Điểm, Nguyên Lý Hoạt Động Và Quy Trình In Ống Đồng

In ống đồng là một kỹ thuật in ấn được sử dụng phổ biến trong

Pamphlet Là Gì? So Sánh Sự Khác Biệt Giữa Pamphlet Với Brochure, Flyer, Leaflet

Tìm hiểu chi tiết Pamphlet là gì, công dụng của Pamphlet trong các hoạt động

Ấn Phẩm Là Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Khi Thiết Kế Ấn Phẩm

Ấn phẩm xuất hiện rất phổ biến trong đời sống thường ngày dưới nhiều dạng

Các Kích Thước Bao Bì Tiêu Chuẩn, Được Dùng Phổ Biến

Kích thước của bao bì giấy đựng sản phẩm vô cùng đa dạng bởi được