Giấy chipboard là chất liệu bìa cứng sản xuất từ giấy tái chế và được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn. Chất liệu giấy in này có độ cứng cao nên các sản phẩm làm ra đều có ưu điểm vượt trội về độ bền chắc, khả năng bảo vệ sản phẩm. Bài viết dưới đây, xưởng In Nhanh VinPro chia sẻ chi tiết về chất liệu giấy chipboard là gì, đặc điểm cấu tạo, phân loại, ứng dụng của chất liệu này trong ngành in ấn, sản xuất bao bì.
Giấy chipboard là gì?
Giấy chipboard hay còn được gọi là giấy bìa cứng, giấy tái chế. Loại giấy được sản xuất bằng cách tái sử dụng các loại giấy cũ, bột giấy, bột giấy cơ học kết hợp với một số thành phần khác. Giấy chipboard thành phẩm được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, phổ biến trong nhiều ngành nghề, nhưng chủ yếu là dùng làm bao bì để đóng gói, bảo vệ sản phẩm.
Cấu tạo của giấy tái chế
Chất liệu giấy chipboard được tạo nên bằng cách dán chồng nhiều lớp giấy và nén với lực nén cao. Độ dày của giấy rất đa dạng, từ 3 – 20 lớp, ngoài ra còn được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Màu sắc đặc trưng của giấy bìa tái chế là màu trắng hơi sẫm và màu nâu xám.
Phân loại giấy chipboard
Chất liệu giấy bìa cứng được sản xuất với nhiều loại khác nhau. Chi tiết về từng loại sẽ được đề cập cụ thể ngày dưới đây.
Phân loại theo hình thức
Dựa vào hình thức bên ngoài, giấy chipboard có 2 loại là
- Giấy chipboard dạng tấm: Là loại giấy được sản xuất theo dạng tấm phẳng với kích thước phổ biến là 80 x 120cm. Loại giấy này thường có định lượng dao động từ 350gsm – 2500gsm tương đương với độ dày từ 0.5 – 3.5mm. Giấy tái chế dạng tấm được sử dụng phổ biến để in hộp, làm bìa sách hoặc in bìa lịch bloc.
- Giấy chipboard dạng cuộn: Là loại giấy được sản xuất theo dạng cuộn với nhiều độ dài khác nhau, So với giấy ti chế chipboard dạng tấm, giấy dạng cuộn có định lượng thấp hơn, chỉ từ 350gsm – 500gsm. Ứng dụng phổ biến của giấy dạng cuộn là làm lon đựng trà, làm lõi các cuộn giấy lớn, làm hộp giấy đựng rượu,…
Phân loại theo đặc tính kỹ thuật
Dựa vào đặc tính kỹ thuật, chất liệu giấy tái chế chipboard được phân thành các loại như:
- Giấy chipboard nhiều lớp: Là loại giấy được tạo thành bằng cách dán chồng nhiều lớp lại với nhau bằng keo dán chuyên dụng. Tùy vào đặc tính riêng của từng loại, giấy có thể được bồi từ 3 – 20 lớp. Loại giấy này có độ cứng cao, chống va đập tốt nên được sử dụng rất nhiều để làm bao bì đựng các hàng cần vận chuyển đi xa hoặc các mặt hàng có giá trị cao, hàng dễ vỡ.
- Giấy chipboard sóng: Là loại giấy có cấu tạo từ nhiều lớp giấy bìa cứng phẳng và giấy sóng xếp chồng lên nhau. Độ dày của giấy cũng rất đa dạng, trong đó phổ biến nhất có loại 3 lớp, 5 lớp hoặc 7 lớp. Giấy tái chế dạng sóng được dùng chủ yếu để đóng gói hàng hóa để vận chuyển..
- Giấy chipboard carton: Loại giấy này có độ dày cao, chịu lực tốt, cứng cáp và bền chắc nên được ứng dụng phổ biến để làm bao bì đựng sản phẩm. Chủ yếu là bao bì hộp giấy.
Ưu nhược điểm của giấy chipboard
Giấy có các ưu, nhược điểm như:
Ưu điểm
- Khá giống với giấy carton thì loại giấy tái chế này cũng có độ dày cao nên chất giấy rất cứng cáp, chắc chắn về khả năng chịu lực tốt.
- Giấy được sản xuất từ các loại giấy tái chế đã qua sử dụng nên rất thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường sống.
- Chất liệu giấy tái chế chipboard dễ gia công, cắt xén để tạo ra sản phẩm với nhiều hình dáng.
Nhược điểm
- Giấy dễ bị thấm ướt và cong vênh khi ở môi trường độ ẩm cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Bề mặt giấy sần sùi, tối màu nên cần được bồi, phủ thêm các loại giấy khác lên bề mặt để tăng tính thẩm mỹ.
Ứng dụng của chất liệu giấy chipboard
Giấy chipboard là chất liệu được ứng dụng trong rất phổ biến trong ngành in ấn bao bì giấy, phổ biến nhất là in hộp giấy cứng cao cấp. Các loại hộp làm từ chất liệu giấy bìa cứng chipboard được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như:
Trong ngành mỹ phẩm
Ngành mỹ phẩm sử dụng chất liệu giấy tái chế chipboard để sản xuất các loại hộp gồm: Hộp đựng quà tặng mỹ phẩm, hộp mỹ phẩm cao cấp, hộp đựng nước hoa, hộp đựng son theo set,…
Khi làm hộp mỹ phẩm bằng giấy tái chế, mặt ngoài của giấy được phủ lên một lớp giấy couche hoặc giấy Ivory để làm thông tin, hình ảnh in lên hộp hiển thị đẹp mắt. Lớp giấy phủ bên ngoài này cũng giúp cho các chi tiết gia công như ép kim, phủ UV, dập nổi được làm nổi bật, tăng tính thẩm mỹ cho hộp giấy.
Trong ngành thực phẩm
Ngành thực phẩm thường ứng dụng chất liệu giấy chipboard để làm hộp bảo quản thực phẩm. Một vài loại hộp đựng thực phẩm được làm chủ yếu từ chất liệu giấy này gồm: Hộp đựng yến sào cao cấp, hộp đựng quà tết, hộp bánh trung thu, hộp đông trùng hạ thảo, hộp rượu,… Việc dùng giấy cứng bồi không chỉ tạo ra những chiếc hộp cứng cáp, chắc chắn mà lớp giấy bồi bên ngoài còn có tác dụng tăng tính thẩm mỹ, sự sang trọng cho sản phẩm và nâng tầm thương hiệu.
Trong ngành thời trang
Chất liệu giấy bìa cứng được ứng dụng trong ngành thời trang để làm các loại hộp như: Hộp đựng túi xách, hộp đựng quần áo, hộp đựng cà vạt, hộp đựng thắt lưng, hộp giấy đựng ví tiền,…
Trong ngành trang sức
Ngành kinh doanh trang sức cũng là một ngành nghề sử dụng nhiều sản phẩm làm từ chất liệu giấy chipboard. Cụ thể như: Hộp đựng trang sức các loại như: hộp nhẫn, hộp đựng dây chuyền, hộp đựng vòng tay, hộp bông tai, hộp đựng đồng hồ,…
Trong ngành tiêu dùng
Có nhiều mặt hàng tiêu dùng làm từ các chất liệu dễ vỡ hay các mặt hàng điện tử dễ hỏng hóc cần được đóng gói và bảo quản trong những chiếc hộp giấy cứng để đảm bảo chất lượng. Một số ứng dụng cụ thể của chất liệu giấy bìa cứng chipboard trong ngành tiêu dùng như: Làm hộp đựng chén bát, hộp đựng ly sứ hay hộp đựng điện thoại, laptop,…
Các ứng dụng khác
Ngoài dùng làm hộp giấy đựng sản phẩm, giấy tái chế còn được dùng để in lịch bloc, làm chân lịch để bàn, làm bìa sổ tay, in bìa sách,…
Lưu ý khi sử dụng chất liệu giấy chipboard
Khi sử dụng chất liệu giấy bìa cứng chipboard, khách hàng cần chú ý đến một vài yếu tố quan trọng như là:
- Giấy chipboard cần được bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát để hạn chế hư hỏng, cong vênh, mối mọt.
- Khi bồi các lớp giấy với nhau, nên chọn những loại keo dán chất lượng để tối ưu khả năng kết dính.
- Để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, khi in ấn nên kết hợp giấy bìa cứng với các loại giấy khác như: Giấy Kraft, giấy Couche, giấy Ivory bồi ở hai mặt ngoài.
In bao bì giấy bằng giấy tái chế tại xưởng In Nhanh VinPro
Những khách hàng cần đặt làm hộp cứng cao cấp, in lon đựng trà, in bìa sách cứng hay làm hộp quà tặng cao cấp bằng chất liệu giấy chipboard tại TPHCM thì xưởng In Nhanh VInPro sẽ là một lựa chọn phù hợp. Xưởng in chúng tôi sử dụng công nghệ in offset hiện đại, kết hợp với đội ngũ nhân viên tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm sẽ mang đến cho quý khách những sản phẩm có chất lượng tốt, độ bền cao.
Hy vọng những chia sẻ về giấy chipboard là gì, phân loại và ứng dụng của giấy chipboard trong bài viết trên sẽ có ích với bạn đọc. Liên hệ ngay với In Nhanh VinPro về hotline 0848 802 888 khi cần thêm thông tin hoặc đặt làm sản phẩm nhé.
Có thể bạn quan tâm
Tổng Hợp Các Loại Giấy In Thông Dụng Nhất Hiện Nay
Để tạo ra những ấn phẩm có chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao, phù
Th4
Giấy Ivory Là Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Trong Ngành In
Giấy Ivory là một chất liệu phổ biến trong ngành in ấn. Các sản phẩm
Th4
In Ống Đồng Là Gì? Đặc Điểm, Nguyên Lý Hoạt Động Và Quy Trình In Ống Đồng
In ống đồng là một kỹ thuật in ấn được sử dụng phổ biến trong
Th3
Pamphlet Là Gì? So Sánh Sự Khác Biệt Giữa Pamphlet Với Brochure, Flyer, Leaflet
Tìm hiểu chi tiết Pamphlet là gì, công dụng của Pamphlet trong các hoạt động
Th2
Ấn Phẩm Là Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Khi Thiết Kế Ấn Phẩm
Ấn phẩm xuất hiện rất phổ biến trong đời sống thường ngày dưới nhiều dạng
Th2
Các Kích Thước Bao Bì Tiêu Chuẩn, Được Dùng Phổ Biến
Kích thước của bao bì giấy đựng sản phẩm vô cùng đa dạng bởi được
Th2