Kích Thước Logo Chuẩn Trên Website, Mạng Xã Hội Và Trong In Ấn

Logo là hình ảnh đại diện của một thương hiệu, một cá nhân nên được sử dụng phổ biến để dán lên hàng hóa, sản phẩm hoặc làm hình đại diện cá nhân, doanh nghiệp trên các website doanh nghiệp, các nền tảng mạng xã hội… Bài viết dưới đây, VinPro sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết về đơn vị đo lường trong thiết kế logo và kích thước logo chuẩn được sử dụng phổ biến trong in ấn, trên các website và nền tảng mạng xã hội. 

Đơn vị đo lượng trong thiết kế logo

Khi thiết kế logo, đơn vị dùng để đo lường kích thước logo là pixels (px). Những mẫu logo sử dụng đơn vị đo pixels thường được dùng trên các website, các ứng dụng điện tử là chủ yếu. 

Riêng trong ngành in ấn, đơn vị thường dùng là mm hoặc cm, đây là những đơn vị đo lường phổ biến nên khách đặt in logo dán sản phẩm sẽ dễ hình dung hơn khi sử dụng đơn vị pixels. 

Kích thước logo chuẩn trong in ấn

Trong in ấn, logo được thiết kế và in với rất nhiều kích thước khác nhau và cũng phụ thuộc khá nhiều vào kích cỡ thực tế của hàng hóa. Kích thước của logo trong in ấn thường được đo lượng bằng đơn vị là mm, hoặc cm là chủ yếu. Dưới đây là một số kích thước được sử dụng phổ biến nhất khi in ấn logo dán sản phẩm (Thông tin tổng hợp từ insacmau.com

Kích thước logo chuẩn trong in ấn
Kích thước logo chuẩn trong in ấn
  • Kích thước logo hình tròn (tem trái cây, tem ăn vặt): Đường kính 3cm, 3.5cm, 4cm, 4.5cm, 5cm, 5.5cm, 6cm, 6.5cm, 7cm,…
  • Kích thước logo hình vuông: 3 x 3cm, 4 x 4cm, 4.5 x 4.5cm, 5 x 5cm, 6 x 6cm, 7 x 7cm,…
  • Kích thước logo hình chữ nhật (tem rượu, tem mật ong): 3 x 5cm, 5 x 8cm, 6 x 9cm, 9 x 12cm,…

Kích thước logo chuẩn trên website

Đối với các website, kích thước logo phụ thuộc vào vị trí đặt, không gian thiết kế của giao diện web và cả hình dáng của logo có bố cục như thế nào mà người thiết kế website sẽ đưa ra hướng điều chỉnh và chọn kích thước logo phù hợp nhất để logo hiển thị sắc nét, chi tiết và nổi bật trên giao diện web. 

Kích thước logo chuẩn trên các nền tảng mạng xã hội

Mỗi một nền tảng mạng xã hội sẽ có quy định riêng về kích thước logo và kích thước chuẩn cho từng loại hình ảnh được tải lên. Dưới đây là kích thước logo và kích thước các file hình ảnh tiêu chuẩn của một số trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo qua. 

Kích thước logo tiêu chuẩn của Facebook

Facebook là trang mạng xã hội có lượng người sử dụng lớn và cũng là nền tảng quảng cáo mang lại doanh số cho các doanh nghiệp kinh doanh. Để tối ưu hình ảnh tải lên nền tảng này, bạn cần chú ý đến các kích thước hình ảnh tiêu chuẩn mà Facebook đưa ra như sau: 

Kích thước logo tiêu chuẩn của Facebook
Kích thước logo tiêu chuẩn của Facebook
  • Kích thước logo đại diện: Tối đa 2048 x 2048 pixels, tối thiểu 168 x 168 pixels.
  • Kích thước hình nền tiêu chuẩn: 165 x 598 pixels
  • Kích thước hình ảnh của các bài đăng lên facebook: 700 x 700 pixels cho ảnh vuông, 788 x 940 pixels với ảnh dọc và 940 x 788 pixels với ảnh ngang. 
  • Kích thước của ảnh khi chia sẻ đường link trên facebook là 1200 x 627 pixels. 

Kích thước chuẩn của logo Twitter

Đối với Twitter, tiêu chuẩn kích thước cụ thể của các hình ảnh tải lên như sau: 

  • Kích thước logo đại diện (ảnh Avatar) tiêu chuẩn: 400 x 400 pixels, tối thiểu là 200 x 200 pixels.
  • Kích thước ảnh bìa: 1500 x 500 pixels
  • Kích thước ảnh bài đăng: Hiển thị ở kích thước 600 x 335 pixels và có thể mở rộng tối đa lên 1200 x 675 pixels. 

Kích thước logo chuẩn của Instagram

Khác với hầu hết các trang mạng xã hội khác, Instagram chỉ dùng duy nhất logo (hình ảnh) đại diện, không có ảnh nền. Kích thước cụ thể của các hình ảnh tải lên Instagram như sau:

Kích thước logo chuẩn của Instagram
Kích thước logo chuẩn của Instagram
  • Kích thước logo đại diện Instagram tiêu chuẩn là 400 x 400 pixels, ảnh sẽ hiển thị ở dạng hình tròn. 
  • Kích thước hình ảnh bài đăng lên trang cá nhân: Hình ngang 1080 x 566 pixels, hình dọc 1080 x 1350 pixels và hình vuông 1080 x 1080 pixels. 

Kích thước logo chuẩn của Youtube

Kênh Youtube cũng có một số quy định cụ thể về kích thước logo, kích thước ảnh bìa tài khoản cá nhân và hình ảnh thumbnail cho video mà người dùng cần chú ý như: 

  • Kích thước ảnh logo đại diện tiêu chuẩn 800 x 800 pixels
  • Kích thước ảnh bìa tài khoản cá nhân 2560 x 1440 pixels
  • Ảnh thumbnail của video tải lên kênh kích thước 1280 x 720 pixels.

Kích thước chuẩn của logo Linkedin

Kích thước chuẩn của logo Linkedin
Kích thước chuẩn của logo Linkedin
  • Kích thước logo đại diện tiêu chuẩn của nền tảng Linkedin là 400 x 400 pixels 
  • Kích thước cho ảnh bìa trên trang cá nhân là 1584 x 396 pixels
  • Kích thước tiêu chuẩn của hình ảnh cho các bài đăng là: Ảnh vuông 1200 x 1200 pixels, ảnh ngang 1920 x 1080 pixels, và ảnh khi chia sẻ link là 1200 x 627 pixels. 

Một vài điều cần lưu ý khi thiết kế logo chuẩn cho website, social và trong in ấn

Khi thiết kế logo để in ấn, dùng cho website hoặc bất kỳ một mục đích nào khác thì có một vài điều bạn cần phải lưu ý như sau: 

  • Các thông tin trên logo phải được phân chia, bố cục hợp lý để tạo được dấu ấn với khách hàng ngay cái nhìn đầu tiên. 
  • Màu sắc của mẫu logo phải đồng bộ với màu sắc của thương hiệu.
  • Mẫu logo nên được lưu ở nhiều định dạng khác nhau để tiện sử dụng khi cần đến.

Lời kết

Bạn đọc vừa tham khảo qua một số thông tin chi tiết về kích thước logo chuẩn trong in ấn, trên các website và trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay. Mong rằng những chia sẻ trên đây của vựa In Nhanh VinPro sẽ có ích, giúp bạn chọn được kích thước logo phù hợp với từng mục đích sử dụng để logo hiển thị sắc nét, đẹp mắt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Hướng Dẫn Các Cách Làm Khung Ảnh Bằng Bìa Cứng, Giấy A4

Những mẫu khung ảnh giấy handmade luôn mang lại cảm giác độc đáo, thu hút

Hướng Dẫn Cách Làm Hộp Đựng Bút Bằng Giấy A4 

Hộp đựng bút là món đồ thủ công có cấu tạo đơn giản nên khá

10+ Cách Làm Đồ Chơi Bằng Bìa Cát Tông Đơn Giản Tại Nhà Cho Bé

Những chiếc thùng giấy carton sau khi dùng xong bạn không nên vội bỏ đi

Hướng Dẫn 2 Cách Gấp Hộp Giấy Đựng Rác Đơn Giản, Dễ Làm

Các mẫu hộp giấy đựng rác nhỏ làm từ giấy có cấu tạo đơn giản

In Offset Là Gì? Tại Sao Nên Chọn Kỹ Thuật In Offset Để In Ấn Sản Phẩm?

Kỹ thuật in offset được ứng dụng rộng rãi tại hầu hết các xưởng in

In Kỹ Thuật Số Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Và Quy Trình In Kỹ Thuật Số

In kỹ thuật số và in Offset là 2 công nghệ in ấn được sử