Công nghệ in UV được ứng dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay để tạo ra nhiều mặt hàng, sản phẩm có chất lượng cao. Nếu bạn vẫn chưa biết về công nghệ in UV là gì, có ưu điểm ra sao và được ứng dụng như thế nào thì có thể tham khảo chi tiết trong bài viết In Nhanh VinPro chia sẻ dưới đây.
Công nghệ in UV là gì?
In UV là công nghệ in phun trực tiếp lên bề mặt chất liệu (mực in sẽ được sấy khô bằng đèn UV LED hoặc đèn UV thủy ngân ngay sau đó) mà không cần trải qua các công đoạn làm khuôn, chế tạo bản kẽm, in nhiều lớp,… Nhờ lược bỏ được nhiều công đoạn nên thời gian in ấn được rút gọn, sản phẩm gần như được hoàn thiện ngay lập tức.
Ngoài tối ưu thời gian in ấn ra, công nghệ in UV còn có một vài điểm đặc trưng khác như:
- Chất lượng màu sắc hiển thị rất bắt mắt.
- Hình ảnh được in bằng công nghệ in UV có độ sâu, đổ nổi ấn tượng
- Mực in khô rất nhanh sau khi in
- Màu mực bền, khó phai, khó bong tróc,…
Các ưu điểm vượt trội của công nghệ in UV
Khi ứng dụng công nghệ in UV để in ấn sản phẩm sẽ có những ưu điểm vượt trội so với các công nghệ in khác như:
- Tốc độ in ấn của các thiết bị in UV rất nhanh nên khi sử dụng máy in UV để in ấn sản phẩm, năng suất công việc sẽ được nâng cao. Mực in khi in ấn bằng máy in UV khô nhanh, hạn chế được tình trạng mực bị lem, nhòe sau khi in.
- Công nghệ in UV còn có thể in trên nhiều bề mặt nên có tính ứng dụng cao, có thể sử dụng để in ấn nhiều mặt hàng, sản phẩm thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
- Mực dùng cho các thiết bị in UV có khả năng bám dính chắc chắn nên không cần phải phủ bề mặt chất liệu, giúp tiết kiệm chi phí lẫn thời gian.
- Khi in ấn sản phẩm bằng máy in UV, có thể tạo được nhiều hiệu ứng hình ảnh đẹp mắt như đổ bóng hay in nổi.
Những dòng máy in UV phổ biến hiện nay
Có 3 dòng máy in UV được sử dụng phổ biến tại các xưởng in hiện nay gồm: Máy in UV dạng bàn (in phẳng), máy in UV dạng cuộn và máy in UV đa năng (hybrid).
Máy in UV dạng phẳng
Dòng máy in UV dạng phẳng chuyên được dùng để in lên các chất liệu có bề mặt phẳng như: Gỗ, thủy tinh, mica hoặc in lên gạch,… Khi in ấn thông tin, vật liệu cần in sẽ được đặt nằm lên mặt bàn, đầu in sẽ chuyển động để in thông tin lên bề mặt chất liệu.
Máy in UV dạng cuộn
Các dòng máy in UV dạng cuộn được sử dụng chủ yếu để in lên các chất liệu cuộn như decal, bạt, banner quảng cáo, bảng hiệu,… Kích thước phổ biến của các dòng máy in UV dạng cuộn là từ 3 – 5 mét. 6
Máy in UV đa năng
Như chính tên gọi đa năng, dòng máy in này có thể in được các loại vật liệu phẳng lẫn các vật liệu dạng cuộn một cách dễ dàng. Nhờ tính đa dụng nên các thiết bị in UV đa năng có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng.
Ứng dụng của công nghệ in UV trong ngành in ấn
Công nghệ in UV ngày nay được ứng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và cho ra các sản phẩm có chất lượng cao. Một vài ứng dụng phổ biến của công nghệ in UV có thể kể đến như:
- Ứng dụng công nghệ in UV để in trang trí mặt kính, trang trí cho không gian làm việc và nhiều vật dụng trang trí trong gia đình.
- Sử dụng máy in UV để in tranh nổi, tranh 3D
- Sử dụng công nghệ in UV để in quần áo, rèm, thảm, chăn, ga,..
- In lên các vật dụng làm từ chất liệu kim loại như: Nhôm, inox, đồng,…
- Ứng dụng công nghệ in UV để tạo ra những bức tranh phong thủy sống động
- Dùng công nghệ in UV để in bìa cho các ấn phẩm: Tạp chí, sách ảnh, bìa album,…
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng công nghệ in UV
Các dòng máy in UV rất tiện lợi khi sử dụng, chất lượng màu sắc hiển thị đẹp, chi tiết in lên bề mặt vật liệu sắc nét. Tuy nhiên, có một số điều cần chú ý, cân nhắc kỹ trước quyết định sử dụng cũng như để kéo dài tuổi thọ của thiết bị trong quá trình sử dụng.
- Đầu phun của máy in UV với bề mặt chất liệu phải đảm bảo khoảng cách nhất định để sản phẩm in ra có chất lượng tốt nhất, tránh tình trạng mực in bị lem, nhòe.
- Mỗi một dòng máy in sử dụng công nghệ in UV đều có một loại chất tẩy rửa, làm sạch riêng. Do đó khi dùng máy cần tìm hiểu, lựa chọn loại chất tẩy rửa phù hợp để tránh làm máy bị lỗi, hư hỏng.
- Mực in sử dụng cho máy in UV cũng cần được bảo quản nghiêm ngặt, không để mực tiếp xúc với ánh sáng để tránh tình trạng hư hỏng.
- Hạn chế các sự cố làm máy ngừng hoạt động bất ngờ như: Mất điện, hay thay đổi thông tin khi đang in. Những điều này có thể làm sản phẩm in bị lỗi màu, lỗi chi tiết, không đảm bảo chất lượng.
- Một lưu ý quan trọng nữa là bề mặt của vật liệu in cần được xử lý kỹ lưỡng để mực bám chắc chắn, hạn chế tình trạng bị bong tróc sau khi in xong.
Bạn đọc vừa tham khảo qua một số thông tin chi tiết về công nghệ in UV do xưởng In Nhanh VinPro chia sẻ, qua đó biết chính xác in UV là gì, những ưu điểm của công nghệ in UV và ứng dụng cụ thể của công nghệ in UV trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Hy vọng thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ có ích với bạn đọc.
Có thể bạn quan tâm
Cách Tính Kích Thước Hộp Giấy Tiêu Chuẩn Cho Mọi Ngành Nghề
Kích thước hộp giấy đựng hàng hóa, sản phẩm có tác động trực tiếp đến
Th10
In Offset Là Gì? Tại Sao Nên Chọn Kỹ Thuật In Offset Để In Ấn Sản Phẩm?
Kỹ thuật in offset được ứng dụng rộng rãi tại hầu hết các xưởng in
Th8
In Kỹ Thuật Số Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Và Quy Trình In Kỹ Thuật Số
In kỹ thuật số và in Offset là 2 công nghệ in ấn được sử
Th8
8 Bước Trong Quy Trình Sản Xuất Thùng Carton Tiên Tiến Hiện Nay
Thùng carton thường được sản xuất theo một quy trình khép kín để đảm bảo
Th8
Kích Thước Logo Chuẩn Trên Website, Mạng Xã Hội Và Trong In Ấn
Logo là hình ảnh đại diện của một thương hiệu, một cá nhân nên được
Th8
Top 7 Quy Cách Đóng Gói Hàng Hóa Chuẩn, Chính Xác
Hiểu rõ quy cách đóng gói hàng hóa là cách để các doanh nghiệp đảm
Th8