In Flexo Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Trong Ngành In

In flexo là một trong những kỹ thuật in ấn được ứng dụng rất phổ biến trong ngành in ấn để tạo ra những ấn phẩm có tính thẩm mỹ cao trên nhiều bề mặt chất liệu. Bài viết dưới đây, vựa In Nhanh VinPro sẽ đề cập chi tiết về kỹ thuật in flexo là gì, ưu nhược điểm khi in flexo, nguyên lý hoạt động và những ứng dụng nổi bật của kỹ thuật in ấn này, mời bạn đọc cùng tham khảo. 

In flexo là gì? 

In flexo là một kỹ thuật in trực tiếp (hay còn gọi là in nổi), các thông tin cần in ấn như: Hình ảnh, chữ viết, chi tiết trang trí,… trên khuôn in làm bằng nhựa photopolymer, các chi tiết này sẽ cao hơn các chi tiết không in và khuôn in sẽ nằm ngược chiều xoay của trục anilox.

Trong quá trình in ấn, mực in sẽ được cung cấp vào trục anilox, khuôn in sẽ lấy mực ở trục anilox sau đó in trực tiếp lên bề mặt chất liệu và tạo ra những ấn phẩm với đầy đủ các thông tin, hình ảnh cần thiết. 

In flexo là gì? 
In flexo là gì?

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in flexo

Thiết bị in flexo sẽ hoạt động theo nguyên lý sau: 

  • Khi bắt đầu khởi động máy, mực in sẽ được đổ vào khay chứa mực, 1 phần của trục anilox với hàng ngàn lỗ nhỏ li ti trên bề mặt sẽ tiếp xúc với khay chứa mực, lúc này mực sẽ lấp đầy các lỗ nhỏ, một chiếc dao gạt mực sẽ thực hiện việc gạt bớt mực thừa trên trục anilox xuống lại khay đựng  mực. 
  • Kế đến khuôn in sẽ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt trục anilox để lấy mục từ các ô chứa mực trên trục. Sau đó khuôn in lại tiếp xúc trực tiếp với bề mặt chất liệu cần in, lúc này mực sẽ in trực tiếp lên bề mặt chất liệu và tạo ra các hình ảnh, các chi tiết cần in. 
Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in flexo
Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in flexo

Ưu nhược điểm của kỹ thuật in flexo

Ưu điểm

Những ưu điểm của kỹ thuật in flexo:

  • Các ấn phẩm in bằng kỹ thuật in flexo mực khô rất nhanh, điều này giúp hạn chế tình trạng thông tin và các chi tiết in trên bề mặt chất liệu bị lem, nhòe. 
  • Tốc độ in ấn của máy in flexo rất cao, có thể sản xuất được một lượng lớn ấn phẩm trong thời gian ngắn nên rất phù hợp với các đơn hàng in ấn số lượng lớn. 
  • Kỹ thuật in flexo có thể in được trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau như: Giấy, kim loại, thủy tinh, da, nhựa, nilon,…
  • Ấn phẩm in bằng kỹ thuật in flexo có thể in được trên cả hai mặt của chất liệu.
  • Giá thành khi in ấn sản phẩm bằng kỹ thuật in flexo rất phải chăng (khi in với số lượng lớn).
Ưu nhược điểm của kỹ thuật in flexo
Ưu nhược điểm của kỹ thuật in flexo

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật trên, kỹ thuật in flexo cũng tồn tại một số nhược điểm cần lưu ý khi có ý định in ấn sản phẩm: 

  • Giá thành cao nếu in số lượng ít do mất rất nhiều thời gian và công sức để tạo ra bản in. Giá in bằng kỹ thuật in flexo chỉ rẻ khi in với số lượng lớn. 
  • Áp lực giữa các trục in đôi khi sẽ khiến cho ấn phẩm in ra sẽ hơi nhòe.
  • Tuy mực in trên bề mặt ấn phẩm nhanh khô, nhưng các cạnh bên có thể xảy ra tình trạng lem nhòe do lượng mực dư nhiều. 
  • Trong quá trình in ấn, khi trục in cung cấp mực không đều hoặc mực bị khô sẽ gây ra tình trạng bản in xuất hiện các vết đốm hoặc các đường kẻ sọc. 
  • Kỹ thuật in flexo chỉ phù hợp với các đơn hàng in số lượng lớn. 

Ứng dụng của kỹ thuật in flexo trong ngành in ấn

Với nhiều ưu điểm nổi bật, kỹ thuật in flexo được ứng dụng vô cùng phổ biến trong ngành in ấn và tạo ra nhiều ấn phẩm có chất lượng tốt với mức giá rất cạnh tranh như: In thùng giấy carton, in bao bì hộp giấy và túi giấy, in tem nhãn dán sản phẩm, in decal dán theo yêu cầu,…

Ngoài ra, kỹ thuật in này còn đặc biệt phù hợp với những đơn hàng khách cần đặt in tem nhãn decal dán dạng cuộn. 

Ứng dụng của kỹ thuật in flexo trong ngành in ấn
Ứng dụng của kỹ thuật in flexo trong ngành in ấn

Quy trình in bằng kỹ thuật in flexo

Quy trình in ấn bằng kỹ thuật in flexo hiện đại gồm các bước sau: 

  • Chế bản và xử lý file thiết kế: Công đoạn này thường được thực hiện bằng các công cụ hỗ trợ chuyên dụng như AI hoặc Corel. 
  • Output film: Ứng dụng công nghệ CTF để chuyển dữ liệu số sang dữ liệu analog trên file bằng máy ghi để tạo ra 4 bản film với 4 màu khác nhau trong hệ màu CMYK gồm: C (Cyan), M (Magenta), Yellow) và K (Black).
  • Phơi khuôn  in để ăn mòn các phần tử cần in để mực đi qua, còn các phần tử không in thường chỉ bị ăn mòn một phần. 
  • In flexo: Cuối cùng là đưa khuôn in vào trục, điều chỉnh cẩn thận vị trí cho chính xác là đã có thể tiến hành in ấn sản phẩm. 

Mong rằng những thông tin chi tiết về kỹ thuật in flexo xưởng In Nhanh VinPro vừa chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc biết chính xác in flexo là gì, ưu nhược điểm của kỹ thuật in ấn này, nguyên lý hoạt động của thiết bị và những ứng dụng của kỹ thuật in flexo trong ngành in.

Có thể bạn quan tâm

Kích Thước Bao Lì Xì Tiêu Chuẩn Dùng Phổ Biến Trong In Ấn 

Các mẫu bao lì xì Tết được in với nhiều kiểu dáng, kích thước khác

Công Nghệ In UV Là Gì? Ưu Điểm Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Công nghệ in UV được ứng dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay

Profile Công Ty Là Gì? 15 Mẫu Thiết Kế Profile Công Ty Đẹp, Ấn Tượng

Các mẫu profile công ty có vai trò quan trọng trong việc tiếp cận, tạo

Ép Kim Là Gì? Ứng Dụng Của Kỹ Thuật Ép Kim Trong In Ấn

Ép kim là một kỹ thuật gia công sau in được ứng dụng phổ biến

Photobook Là Gì? Những Điểm Khác Biệt Giữa Photobook Và Album Ảnh

Photobook là ấn phẩm được in ấn, ứng dụng vô cùng phổ biến trong đời

Cách Tính Kích Thước Hộp Giấy Tiêu Chuẩn Cho Mọi Ngành Nghề

Kích thước hộp giấy đựng hàng hóa, sản phẩm có tác động trực tiếp đến