Kỹ thuật gia công cán màng được sử dụng phổ biến trong ngành in nhằm tăng tính thẩm mỹ, độ bền cho sản phẩm sau khi in xong. Để biết thêm thông tin chi tiết về kỹ thuật cán màng là gì, các phương pháp cán màng nào được dùng phổ biến và ứng dụng của công nghệ cán màng,… bạn đọc có thể xem thêm trong bài viết In Nhanh VinPro chia sẻ dưới đây.
Cán màng là gì?
Cán màng là một kỹ thuật gia công sau in được ứng dụng rất phổ biến trong ngành in bên cạnh ép kim, phủ UV hay dập nổi. Khi sử dụng kỹ thuật cán màng, bề mặt của ấn phẩm sẽ được phủ lên một lớp màng bằng nhựa mỏng, trong suốt để ấn phẩm trở nên bắt mắt, có độ bền cao hơn, tránh tình trạng thông tin in lên ấn phẩm bị phai màu và giấy bị ố vàng theo thời gian.
Tác dụng của cán màng trong in ấn
Trong ngành in ấn, kỹ thuật gia công cán màng sau in có nhiều tác quan trọng. Cụ thể như:
- Bảo vệ bề mặt: Lớp màng nhựa phủ lên trên mặt sản phẩm giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm khỏi bị trầy xước làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Lớp màng nhựa có khả năng chống thấm giúp ấn phẩm tránh khỏi tác động của nước, độ ẩm, dầu mỡ,…
- Nâng cao tính thẩm mỹ: Lớp màng bằng nhựa phủ lên ấn phẩm cũng có tác dụng nâng cao tính thẩm mỹ, giúp ấn phẩm trở nên bắt mắt, màu sắc tươi tắn, thu hút hơn.
- Tăng độ bền sản phẩm: Các ấn phẩm được cán màng thì độ bền cũng được nâng cao đáng kể so với các ấn phẩm không cán màng. Lớp màng nhựa mỏng giúp ấn phẩm khó bị rách, thông tin lâu bị phai màu.
- Tăng cảm giác khi chạm vào: Lớp màng được cán trên bề mặt ấn phẩm giúp tăng cảm giác khi chạm sản phẩm của khách hàng, người dùng.
Phân loại kỹ thuật cán màng
Hiện tại, có hai phương pháp cán màng được ưa chuộng, sử dụng phổ biến nhất trong ngành in là cán màng bóng và cán màng mờ.
Phương pháp cán màng bóng
Cán màng bóng là phương pháp gia công cán phủ lên bề mặt ấn phẩm đã in ấn thông tin một lớp màng bằng nhựa có bề mặt láng bóng, đây loại màng này được làm từ hạt nhựa PP. Ấn phẩm được cán màng bóng xong không có bất kỳ thay đổi gì về chất lượng, kích thước, màu sắc so với ban đầu.
Ưu điểm:
Ưu điểm nổi bật của phương pháp cán màng bóng là bề mặt của ấn phẩm trở nên bóng bẩy, bắt sáng tốt nên thông tin, màu sắc có phần tươi tắn, bắt mắt hơn. Bề mặt láng bóng nên thuật tiện lau chùi khi bị bám bụi, dính chất bẩn.
Nhược điểm:
Nhược điểm của loại màng bóng này là rất dễ bám vân tay và không thích hợp để gia công trên các ấn phẩm cho nhiều chi tiết phức tạp.
Phương pháp cán màng mờ
Cán màng mờ là phương pháp gia công sau in để phủ lên mặt ấn phẩm một lớp màng nhựa được xử lý mờ. Loại màng này mang lại cảm giác tinh tế, sang trọng cho cảm giác nhám mịn khi chạm vào. Khi cán màng mờ lên ấn phẩm, thông tin và độ nét của ấn phẩm sẽ giảm đi đôi chút do đặc trưng của chất liệu. Tuy nhiên nó không làm ảnh hưởng đến chất lượng hay tính thẩm mỹ của sản phẩm.
Ưu điểm khi cán màng mờ
Với phương pháp cán màng mờ, ưu điểm lớn nhất là sản phẩm sau khi cán màng trở nên sang trọng, tinh tế hơn khi nhìn vào. Bề mặt màng có độ mờ nên không bám vân tay, ít bị trầy xước. Màu sắc của sản phẩm giữ được sự tự nhiên.
Nhược điểm
Chi phí để cán màng mờ cao hơn so với cán màng bóng. Màu sắc cũng không được làm tươi tắn, nổi bật.
Ứng dụng của kỹ thuật cán màng trong in ấn
Kỹ thuật gia công cán màng được ứng dụng vô cùng phổ biến trong ngành in ấn như:
- Ứng dụng của kỹ thuật cán màng bóng: Kỹ thuật cán màng thường được dùng cho các ấn phẩm quảng cáo cần sự nổi bật, thông tin đẹp mắt để thu hút khách hàng. Một vài ấn phẩm quảng cáo thường được cán màng bóng như: Bìa kẹp hồ sơ, tạp chí, tem nhãn dán sản phẩm, menu,… Ngoài ấn phẩm quảng cáo, một số loại bao bì giấy cũng thường được cán màng để tăng sự bóng bẩy và độ bền như: Túi quà tết, mỹ phẩm, túi in logo thương hiệu, hộp xà phòng,…
- Ứng dụng của kỹ thuật cán mờ: Kỹ thuật cán màng mờ thường được dùng chủ yếu trên bao bì hộp giấy, túi giấy nhằm mục đích tăng độ bền, tính thẩm mỹ và sự sang trọng cho bao bì. Một vài loại bao bì thường cán màng mờ như: Túi giấy thời trang, hộp đựng yến sào, túi đựng trang sức, hộp đựng mỹ phẩm, hộp nước hoa,… Ngoài ra một vài ấn phẩm quảng cáo như card visit, catalogue, profile công ty,… cũng thường dùng phương pháp cán màng mờ.
Lưu ý khi lựa chọn phương pháp cán màng
Khi cần sử dụng kỹ thuật gia công cán màng lên ấn phẩm, có một vài điều cần lưu ý như:
- Cân nhắc để chọn phương pháp cán màng phù hợp với sản phẩm và mục đích sử dụng để mang lại sự sang trọng, đẹp mắt và tăng độ bền và tối ưu chi phí.
- Cân nhắc in một mặt hay in hai mặt. Theo kinh nghiệm của In Nhanh VinPro, chỉ cần in ở mặt chứa thông tin để tối ưu chi phí. Mặt trong của ấn phẩm không nhất thiết phải cán màng.
- Khi quyết định cán màng cho ấn phẩm, giấy dùng để in ấn phải đảm bảo có định lượng giấy từ 170gsm trở lên để tránh tình trạng ấn phẩm bị nhăn khi cán phủ.
- Lựa chọn một xưởng in có uy tín, trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để được tư vấn, hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình in ấn, gia công cán màng.
Bài viết trên đây, In Nhanh VinPro vừa giải đáp chi tiết về kỹ thuật cán màng là gì, các phương pháp cán màng được sử dụng phổ biến hiện nay, ưu nhược điểm của từng phương pháp và ứng dụng của kỹ thuật cán màng trong ngành in.
Có thể bạn quan tâm
Khuôn Bế Là Gì? Ứng Dụng Của Khuôn Bế Trong Ngành In Ấn
Khuôn bế là sản phẩm quan trọng đối với ngành in. Việc sử dụng khuôn
Th4
6 Loại Dây Làm Quai Túi Giấy Được Dùng Phổ Biến Nhất
Dây quai túi là một phần quan trọng của túi giấy. Ngoài tác dụng chính
Th4
Túi Giấy Tái Chế: Giải Pháp Tối Ưu Giúp Để Bảo Vệ Môi Trường
Sử dụng túi giấy tái chế là lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp sản
Th4
Giấy Chipboard: Cấu Tạo, Phân Loại Và Ứng Dụng Trong Ngành In Ấn
Giấy chipboard là chất liệu bìa cứng sản xuất từ giấy tái chế và được
Th4
Tổng Hợp Các Loại Giấy In Thông Dụng Nhất Hiện Nay
Để tạo ra những ấn phẩm có chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao, phù
Th4
Giấy Ivory Là Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Trong Ngành In
Giấy Ivory là một chất liệu phổ biến trong ngành in ấn. Các sản phẩm
Th4