Giấy Bồi Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Nổi Bật Của Giấy Bồi

Giấy bồi được sử dụng phổ biến để tạo ra nhiều ấn phẩm chất lượng, cứng cáp và sang trọng. Tuy nhiên không có nhiều người biết giấy bồi chính xác là gì, do vậy trong bài viết dưới đây bạn đọc hãy cùng In Nhanh VinPro tìm hiểu chi tiết giấy bồi là gì, công dụng của giấy bồi và những ưu, nhược điểm của chất liệu giấy này. 

Giấy bồi là gì? 

Giấy bồi là chất liệu giấy được sản xuất từ chất liệu bột giấy cơ học, giấy cũ kèm với nhiều loại phụ gia nên khi hoàn thiện giấy bồi tương đối dày, cứng, chịu lực tốt. 

Chính những đặc điểm nổi bật này mà giấy bồi thường được sử dụng để bồi bên dưới các loại giấy chính nhằm tăng độ cứng cáp, chắc chắn cho ấn phẩm sau khi in bên cạnh các kỹ thuật gia công khác như ép kim, phủ uv, in metalize

Giấy bồi là gì? 
Giấy bồi là gì?

Những công dụng nổi bật của chất liệu giấy bồi

Chất liệu giấy bồi được sản xuất, ứng dụng vô cùng phổ biến trong ngành in offset để tạo ra các ấn phẩm có chất lượng tốt, độ bền cao và đẹp mắt. Một vài công dụng nổi bật nhất của giấy bồi có thể kể đến như: 

  • Giấy bồi được sử dụng phổ biến để làm bìa các loại sách, truyện hoặc luận văn cần độ bền cao, sự sang trọng hoặc các loại sách phiên bản giới hạn.
  • Chất liệu giấy bồi được sử dụng để sản xuất các loại hộp cứng cao cấp như: Hộp quà tết, hộp bánh trung thu, hộp đựng đồng hồ, rượu, hộp đựng quà tặng, hộp đựng ly tách,… Độ dày cùng khả năng chịu lực tốt của giấy bồi sẽ giúp cho hàng hóa đựng trong hộp được bảo vệ an toàn, trong hộp.
  • Chính đặc tính cứng cáp, dày dặn nên giấy bồi cũng được ứng dụng nhiều để sản xuất các loại lịch tết để bàn, lịch bloc, dùng để in khung hình giấy, in thiệp mời,..
  • Giấy bồi sau khi sử dụng có thể tái chế dễ dàng để sản xuất giấy vệ sinh hoặc làm thành giấy để in thùng carton
Những công dụng nổi bật của chất liệu giấy bồi
Những công dụng nổi bật của chất liệu giấy bồi

Ưu nhược điểm của chất liệu giấy bồi

Chất liệu giấy bồi có nhiều ưu điểm khi sử dụng, tuy nhiên song song đó vẫn có một số nhược điểm cần phải lưu ý như:

Ưu điểm của chất liệu giấy bồi

  • Chất liệu giấy bồi được sản xuất với định lượng cao nên rất cứng cáp, chắc chắn, chống chịu lực tốt.
  • Bề mặt của giấy bồi có một độ nhám nhẹ nên khi in ấn, màu sắc dễ bám dính chắc chắn tạo nên sự sống động, bắt mắt cho ấn phẩm. 
  • Ngoài ra, chất liệu giấy bồi cũng được sản xuất với nhiều định lượng khác nhau từ nhỏ đến lớn nên khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn khi cần dùng giấy bồi để in ấn phẩm.
  • Chất liệu giấy bồi được làm từ bột giấy tự nhiên, dễ dàng phân hủy ở điều kiện môi trường tự nhiên nên rất thân thiện với môi trường. 
  • Giá thành của giấy bồi khá rẻ, nằm trong khả năng sử dụng của nhiều khách hàng khi cần in ấn các ấn phẩm cứng cáp, chất lượng với mức giá tốt.
Ưu nhược điểm của chất liệu giấy bồi
Ưu nhược điểm của chất liệu giấy bồi

Nhược điểm của giấy bồi

  • Do được tạo nên từ các loại giấy tái chế nên để chọn mua được giấy bồi chất lượng, khách hàng cần phải tìm hiểu kỹ thông tin, chọn những xưởng sản xuất, cung cấp giấy bồi uy tín để mua hàng. 
  • Một nhược điểm nữa của giấy bồi là giấy tuy cứng cáp, chắc chắn khi khô ráo, nhưng khi bị ướt hay khi ở trong môi trường độ ẩm cao thì giấy bồi dễ bị hư hỏng, dễ mục và rách. 

Cách chất liệu giấy bồi được tạo ra

Nếu bạn muốn tự làm giấy bồi tại nhà bằng cách tận dụng lại các loại giấy vụn, giấy đã qua sử dụng thì có thể tham khảo, thực hiện theo hai cách sau: 

Cách chất liệu giấy bồi được tạo ra
Cách chất liệu giấy bồi được tạo ra

Làm giấy bồi bằng phương pháp bồi giấy

Phương pháp làm giấy bồi bằng cách bồi giấy này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần nhúng những tờ giấy muốn bồi vào nước cho thật ướt, sau đó xếp chồng thật nhiều lớp như vậy với nhau cho đến khi đạt được độ dày mong muốn là được. 

Cách làm này tuy đơn giản nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian để cho giấy khô và chỉ làm được với số lượng rất nhỏ.

Làm giấy bồi bằng phương pháp nhào trộn

Với cách làm này, trước hết bạn cần chuẩn bị giấy vụn cùng các loại phụ gia cần thiết khác. Sau đó đem tất cả giấy vụn xay nhuyễn rồi mang ra nhào trộn với các phụ gia rồi trải đều lên một mặt phẳng với độ dày tùy ý. Đợi đến khi giấy khô là ta đã có được một tấm giấy bồi dày dặn, cứng cáp. 

Phương pháp làm giấy bồi nhào trộn này được nhiều xưởng sản xuất áp dụng và sản xuất giấy bồi số lượng lớn.

Lời kết

In Nhanh VinPro vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin chi tiết về chất liệu giấy bồi – chất liệu được ứng dụng phổ biến để làm ra những ấn phẩm có chất lượng cao. Hy vọng với những thông tin In Nhanh VinPro vừa chia sẻ ở trên bạn đọc đã biết rõ giấy bồi là gì, ưu nhược điểm của chất liệu giấy bồi và những công dụng nổi bật của chất liệu giấy này. 

Khách hàng có nhu cầu đặt in các loại hộp giấy cứng cao cấp, lịch tết có sử dụng chất liệu giấy bồi thì có thể cân nhắc, đặt in tại xưởng in của chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ thông tin và báo giá với mức giá ưu đãi nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Giấy Chipboard: Cấu Tạo, Phân Loại Và Ứng Dụng Trong Ngành In Ấn

Giấy chipboard là chất liệu bìa cứng sản xuất từ giấy tái chế và được

Tổng Hợp Các Loại Giấy In Thông Dụng Nhất Hiện Nay

Để tạo ra những ấn phẩm có chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao, phù

Giấy Ivory Là Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Trong Ngành In

Giấy Ivory là một chất liệu phổ biến trong ngành in ấn. Các sản phẩm

In Ống Đồng Là Gì? Đặc Điểm, Nguyên Lý Hoạt Động Và Quy Trình In Ống Đồng

In ống đồng là một kỹ thuật in ấn được sử dụng phổ biến trong

Pamphlet Là Gì? So Sánh Sự Khác Biệt Giữa Pamphlet Với Brochure, Flyer, Leaflet

Tìm hiểu chi tiết Pamphlet là gì, công dụng của Pamphlet trong các hoạt động

Ấn Phẩm Là Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Khi Thiết Kế Ấn Phẩm

Ấn phẩm xuất hiện rất phổ biến trong đời sống thường ngày dưới nhiều dạng